CiteScore và Journal Impact Factor CiteScore

CiteScore so với IF trên các tạp chí American Chemical Society (ACS, màu xanh lá) và Nature (màu lam), theo dữ liệu năm 2017.

Cùng là hệ số tác động của các tạp chí học thuật nhưng CiteScore chỉ mới được Scopus giới thiệu vào cuối năm 2016, trong khi đó Journal Impact Factor đã được Web of Science liên tục duy trì và được quan tâm cao từ năm 2011. Tuy nhiên, với sự tăng nhanh của cơ sở dữ liệu Scopus, vị thế của CiteScore cũng tăng nhanh trong giới học thuật.[1] CiteScore được thiết kế để cạnh tranh với hệ số tác động JCR trong hai năm, hiện là số liệu tạp chí được sử dụng rộng rãi nhất.[4] Một số điểm khác biệt giữa chính CiteScore và Journal Impact Factor bao gồm:

Tham sốJCR IFCiteScore
Khoảng thời gian đánh giá (năm)24
Dựa trên cơ sở dữ liệu chỉ mụcJCRScopus[3]
Số lượng tạp chí đánh chỉ mục (2016)11,00022,000
Được phép truy cậpNgười dùng trả phí thuê baoMở cho người dùng bất kỳ
Loại ấn phẩm đánh giáBài báo, bài giới thiệu (reviews)Tất cả các loại ấn phẩm

Hai hệ số này có sự khác biệt lớn về định nghĩa "số lượng xuất bản" hoặc "các loại ấn phẩm có thể sử dụng".[5]